Rao giảng yếu lý Diệu_Nhân

Trong bài viết "Lý Ngọc Kiều - Từ cô công chúa... đến sư bà Diệu Nhân" của PGS TS Trần Thị Băng Thanh, có đoạn kể về việc này đại ý như sau:

Những ai muốn cầu học, ni sư Diệu Nhân thường đem tâm yếu Đại thừa ra chỉ dẫn và dạy rằng: Chỉ trở về nguồn tự tính thì dù phương pháp "đốn" (tức khắc) hay "tiệm" (từ từ) đều có thể từ đó mà thể nhập. Hãy luôn tĩnh lặng trong sạch, tránh xa thanh sắc, ngôn ngữ. Ni sư cũng từng bộ bạch với học trò rằng Kinh Kim cương là bộ kinh chủ yếu dắt dẫn quá trình tu tập của bà.

Khi có người hỏi về một câu trong Kinh Duy Ma Cật: Tất cả chúng sinh bệnh, nên ta cũng bệnh, vậy sao gọi là khi nào cũng tránh xa thanh sắc?

Ni sư đáp:

Nhược dĩ sắc kiến ngãDĩ âm thanh cầu ngãThị nhân hành tà đạoBất năng kiến Như Lai.

Có nghĩa là:

Nếu dùng sắc thấy ta,Dùng âm thanh cầu ta,Người ấy hành đạo tà,Không thể thấy Như Lai.

Lại hỏi: "Ngồi yên là thế nào?". Ni sư đáp: "Xưa nay vốn không đi".

Lại hỏi: "Không nói là thế nào?". Ni sư đáp: "Đạo vốn không lời".

Tác giả bài viết giải thích: Theo ni sư Diệu Nhân, nếu lấy thanh và sắc mà cầu Phật thì là theo "tà đạo", bởi vì "Đạo vốn không lời", người tu hành "xưa nay không đi", phải ngồi tĩnh lặng suy tư[7].